23 tháng chạp hàng năm là ngày lễ cúng ông công ông táo đó là phong tục tập quán của người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay. Đó là những vị thần trông coi nhà cửa, định sự họa phúc cho mọi gia đình.
Ý nghĩa lễ cúng ông công ông táo
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau. Vì thế trong bài văn khấn tết ông công ông táo thường nhắc đến 3 vị thần này.
+ Thổ địa: là trông coi nhà cửa
+ Thổ công: Trông coi bếp núc trong gia đình
+ Thổ Kỳ: Là bà trông nom việc chợ búa của người phụ nữ và việc sinh sản ra các vật ở vườn đất.
Bài vị của 3 vị thần
+ Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần.
+ Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
+ Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.
Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
Nam mô a di đà Phật! ( 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ (chúng) con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Ngoài ra còn có một số bài văn khấn khác như văn khấn cúng rằm tháng giêng, văn khấn nôm tại nhà… bạn có thể tìm hiểu.
Nguồn: https://ketqua.net.vn