Chính sách tiền tệ thắt chặt có mục đích là làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chi tiêu, kiềm chế lạm phát đang leo thang. Cùng ketqua.net.vn tìm hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế này nhé.

Chính sách tiền tệ thắt chặt là gì?

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Chính sách tiền tệ thắt chặt có tên tiếng anh là Tight Monetary Policy. Chính sách này bao gồm một loạt các hành động được ngân hàng trung ương thực hiện với mục đích làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chi tiêu trong một nền kinh tế đang tăng tốc quá nhanh hay là  kìm chếtình trạng lạm phát đang leo thang.

Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn thông qua thay đổi chính sách đối với lãi suất chiết khấu (đối với Mỹ thì là lãi suất quỹ liên bang). Lãi suất tăng sẽ làm chi phí vay tăng, khiến cho việc đi vay sẽ không được tăng như trước. Ngân hàng trung ương cũng có thể thực hiện chính sách tiền tệ  bằng các nghiệp vụ thị trường mở.

Lãi suất quỹ liên bang được nhiều nền kinh tế trên thế giới sử dụng làm lãi suất cơ bản. Lãi suất này tăng sẽ kéo theo lãi suất đi vay tăng trong toàn bộ nền kinh tế.

Việc tăng lãi suất tăng làm cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn hơn do các khoản thanh toán lãi vay cũng từ đó mà tăng theo, bao gồm mọi hình thức vay nợ như khoản vay cá nhân, thế chấp và lãi suất trên thẻ tín dụng. Việc tăng lãi suất sẽ làm việc tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn bởi lãi suất tiết kiệm sẽ tăng lên

Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể kết hợp với chính sách tài khóa thặt chặt, được các cơ quan lập pháp và chính phủ ban hàng bằng cách tăng thuế hay  cắt giảm chi tiêu chính phủ.

Ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt tiền tệ như thế nào

Đối với nền kinh tế

Giúp kiểm soát lạm phát: Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ là một công cụ giúp chính phủ giảm giá cả hàng hoá khi lạm phát tăng quá mạnh.

Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP: Việc đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp sẽ đảm bảo tăng trưởng GDP của quốc gia được ổn định hơn

Đối với thị trường tài chính

Chính sách này sẽ gây tác động trực tiếp tới lượng cung tiền nên chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn lên thị trường tài chính nhất là với giá cả các loại tài sản khác nhau. Ngoài ra chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương còn có chức năng điều phối dòng tiền trong lưu thông.

Trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đã đưa ra kế hoạch nâng lãi suất với mục tiêu 2.5% – 3% để nhằm để kìm chế tình trạng lạm phát tăng cao kỷ lục tại nước Mỹ.

Loading...

Thị trường cổ phiếu Mỹ (dựa trên chỉ số S&P500) theo đấy đã có sự giảm điểm và chưa thể quay trở lại được đỉnh cũ kể từ khi tin tức về thắt chặt định lượng (QT) được FED đưa ra vào tháng 1/2022.

Thị trường trái phiếu dưới tác động của QT trong năm 2022 cũng bị bán tháo, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng mạnh kể từ tháng 1/2022.

Tổng kết lại thì khi nguồn cung tiền trên thị trường ít đi do sự thay đổi quan điểm chính sách từ QE sang QT thì dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá cả của các loại tài sản tài chính trên thị trường nên các nhà đầu tư người tiêu dùng cần lưu ý/

>>> Đánh giá cổ phiếu APH trong năm 2022 chi tiết nhất

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chính sách tiền tệ thắt chặt, hy vọng rằng qua đây bạn đọc đã nắm được các thông tin kiến thức bổ ích rồi nhé.

Loading...